Tìm hiểu về ISO máy ảnh – Nhiếp ảnh cơ bản ONTOP

-

ISO là một trong ba thông số quan trọng của máy ảnh, bên cạnh khẩu độ ống kính (Aperture)tốc độ màn trập (Shutter Speed). ISO máy ảnh là gì? ISO ảnh hưởng đến hình ảnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng ONTOP tìm hiểu trong bài viết này.

ISO máy ảnh là gì?

ISO brightness chart
Ảnh: Photographylife.com

ISO máy ảnh là một con số diễn đạt độ nhạy sáng của cảm biến trong máy ảnh. Khi tăng ISO thì hình ảnh hoặc video sẽ sáng lên và ngược lại. ISO là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “International Organisation for Standardisation”, là tổ chức quyết định tiêu chuẩn hóa và xếp hạng độ nhạy của cảm biến máy ảnh.

Ảnh hưởng của ISO đến hình ảnh

Khác với tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính, việc tăng giảm ISO không tác động đến lượng ánh sáng đi vào cảm biến, mà nó ảnh hưởng đến độ nhạy sáng của cảm biến. ISO càng cao, cảm biến càng nhạy với ánh sáng, đồng nghĩa với việc là người chụp sẽ cần lượng ánh sáng đi vào cảm biến ít hơn, để có một tấm ảnh hoặc thước phim có ánh sáng như ý (Xem lại hai bài viết về khẩu độ và tốc độ màn trập để hiểu rõ chi tiết này).

ISO 200 and ISO 3200
Ảnh: Photographylife.com

Tuy nhiên, ISO càng cao sẽ khiến chất lượng hình ảnh càng giảm, vì:

  • Xuất hiện nhiễu hạt ở các vùng tối.
  • Dynamic Range giảm, điều này khiến tương phản màu sắc, ánh sáng của tấm ảnh giảm.

Vì lý do trên mà người chụp luôn sử dụng ISO thấp nhất có thể để chụp ảnh hoặc quay video và chỉ sử dụng mức ISO cao trong những trường hợp bắt buộc, ví dụ:

  • Chụp trong môi trường thiếu sáng.
  • Chụp với khẩu độ nhỏ để có vùng ảnh rõ dày.
  • Chụp với tốc độ màn trập cao để đóng băng chuyển động của một chủ thể đang di chuyển.

Các mức ISO phổ biến

Chọn ISO máy ảnh

Với máy ảnh phim, thì mỗi cuộn phim sẽ có mức nhạy sáng riêng, người dùng sẽ phải lựa chọn cuộn phim phù hợp cho mục đích chụp ảnh của mình. Với máy ảnh kỹ thuật số thì khác, chúng ta sẽ có một dải ISO để tùy chọn:

  • ISO 100 (ISO thấp)
  • ISO 200
  • ISO 400
  • ISO 800
  • ISO 1600
  • ISO 3200
  • ISO 6400 (ISO cao)
  • ……
  • ISO 25.600 (ISO rất cao)

Các mốc sau sẽ có mức nhạy sáng gấp đôi so với mốc trước. Ảnh chụp với ISO 200 sẽ sáng gấp đôi so với ảnh chụp ở ISO 100 (Với điều kiện ánh sáng môi trường không thay đổi và các thông số khác giữ nguyên).

Mỗi máy ảnh sẽ có một dải ISO, thông thường là từ 100 (thấp nhất) đến 25.600 (cao nhất). Có nhiều máy ảnh cao cấp này ngay có ISO tối đa lên đến 102.400. Với các máy được sản xuất để chuyên chụp và quay video trong điều kiện thiếu sáng sẽ có mức ISO tối đa cao hơn nữa, như Sony a7S III có ISO cao nhất đến 409.600.

Base ISO là gì?

Base ISO là mức ISO thấp nhất của máy ảnh và tại mức này, máy ảnh sẽ cho ra chất lượng hình ảnh tốt nhất. Mỗi máy sẽ có mức Base ISO riêng, bạn có thể dễ dàng biết được thông số này qua các bảng thông số kỹ thuật ở trên mạng. Cần lưu ý ở chỗ này, bạn xem ví dụ bên dưới để dễ hiểu.

Thông số ISO
Dải ISO của Fujifilm X-T5

Fujifilm X-T5 sẽ có dải ISO tiêu chuẩn từ 125 đến 12.800 và 125 chính là Base ISO – mốc ISO cho chất lượng hình ảnh cao nhất. Còn 80-51.200 là dải mở rộng mà thôi, dù 80 thấp hơn 125 nhưng chất lượng hình ảnh sẽ không cao hơn. Theo photographylife.com, các mốc mở rộng đôi khi còn giảm chất lượng hình ảnh, nên tránh sử dụng.

Vài lưu ý

  • Kích thước cảm biến trên máy ảnh càng lớn, càng có lợi khi chụp ảnh ở ISO cao. Cùng mức ISO 6400 thì máy ảnh dùng cảm biến Full Frame sẽ có chất lượng hình ảnh tốt hơn rất nhiều so với máy ảnh sử dụng cảm biến M4/3.
  • Nhiễu hạt khi chụp ảnh ở mức ISO cao chỉ xuất hiện ở vùng tối của bức ảnh
  • Đừng xem ISO thấp là mục tiêu ưu tiên quan trọng nhất khi chụp ảnh. Khi cần thiết hãy cứ chụp ở ISO cao, nội dung của tấm ảnh quan trọng hơn thông số
  • Nếu bạn là người mới tập chụp ảnh, hãy bắt đầu với những nơi có đầy đủ ánh sáng, đừng bắt bản thân mình phải chụp trong các môi trường thiếu sáng

Xem thêm:

Hướng dẫn cài đặt máy ảnh để chụp ảnh đường phố tốt hơn

Bài liên quan