NAG. Henri Cartier-Bresson chia sẻ về “Khoảnh khắc quyết định – Decisive moment”

-

Henri Cartier Bresson được biết đến là một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất của thế kỷ XX, bậc thầy của nghệ thuật nhiếp ảnh báo chí hiện đại. Với gần 60 năm chu du khắp thế giới, ông đã ghi lại những khoảnh khắc đầy tính nhân văn của nhiều sự kiện lớn nhất trong thế kỷ XX. Ông được vinh dự trưng bày tới 400 tác phẩm trong Bảo tàng nghệ thuật Louvre danh tiếng.

Các tác phẩm của ông đã truyền cảm hứng cho biết bao người đam mê chụp ảnh và cũng chính ông đã biến hành động bấm máy đơn giản trở thành một nghệ thuật. Khái niệm ‘khoảnh khắc quyết định’ chính là lý thuyết do ông hoàn thiện làm nền móng cho nhiếp ảnh hiện đại. Thiết bị ông sử dụng gồm một chiếc máy ảnh Leica 35 II lừng danh, thường được dán thêm một miếng băng keo đen, một ống kính 50 li và một ống kính tele 90 li, không chân máy, không đèn flash, hay tấm hắt sáng.

Đôi nét về NAG. Henri Cartier-Bresson

Henri Cartier Bresson ONTOP.vn 1
Henri Cartier-Bresson 12 tuổi. Circa 1920.

Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1908 tại Pháp, nhiếp ảnh gia Henri Cartier-Bresson là một trong số những người đầu tiên sử dụng phim 135 (tương đương cảm biến full frame trên kỹ thuật số ngày nay). Ông được tiếp xúc với hội họa cùng văn học từ rất sớm và có niềm đam mê với môn nghệ thuật này, đặc biệt là trường phái siêu thực.

Hồi bé, ông thường dành ngày thứ Năm và Chủ Nhật để đi chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh Brownie – loại máy do East Kodak làm hồi đầu thế kỷ XX. Ông dần bị cuốn hút bởi việc chụp ảnh và quyết định tìm hiểu sâu về nó. Bên cạnh hội họa thì phim ảnh là một trong những thứ cũng ảnh hưởng đến mắt nhìn nghệ thuật của ông, như Mysteries of New York với Paul White, Broken Blossoms của D.W Griffith, Greed của Stroheim, Potemkin của Eisentein, Jeanne D’Arc của Dreyer.

Henri Cartier Bresson ONTOP.vn 2
Henri Cartier-Bresson, 1926.

Năm 22 tuổi (1931), Henri Bresson đi nhiều nơi, bắt đầu săn lùng khắp các đường phố, ông khao khát bắt trọn được toàn bộ tinh tuý của một khoảnh khắc nào đó đang diễn ra trước mắt. Chiếc máy ảnh với ông bấy giờ như con mắt nối dài và luôn mang bên mình.

Henri Cartier Bresson ONTOP.vn 5

Con mắt tinh tường của ông đã thu vào ống kính cái đẹp thảng thốt của Châu Phi thập niên 20 của thế kỉ XX, nét bi tráng của nội chiến Tây Ban Nha, những cảnh tượng oai hùng ngày thủ đô Paris giải phóng khỏi ách Đức Quốc Xã, sự ra đi của Thánh Mahatma Gandhi của Ấn Độ, sự sụp đổ của bức tường Berlin….cho đến những bức ảnh đời thường như: Sau nhà ga Saint Lazare hay bức ảnh có nhan đề Sifnos chụp tại Hy Lạp năm 1961…

Năm 1947, ông cùng bốn nhiếp ảnh gia khác để sáng lập “Magnum Agency Photography” (nay là Magnum Photos), chuyên cung cấp ảnh phóng sự cho các tạp chí khắp thế giới. Hiện tại, Magnum Photos hiện vẫn duy trì và phát triển.

Henri Cartier Bresson qua đời ngày 02/08/2004, tại miền Nam nước Pháp, hưởng thọ 95 tuổi. Sự ra đi của Henri Cartier Bresson là một mất mát rất lớn với nền nhiếp ảnh thế giới, như cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã từng nói: “Nước Pháp mất đi một nhiếp ảnh gia thiên tài, một bậc thầy thật sự, một trong những nghệ sĩ tài ba nhất thuộc thế hệ ông và là một trong những người được kính trọng nhất trên thế giới”.

Khoảnh khắc quyết định – Decisive moment

Khoảnh khắc quyết định là khoảnh khắc các yếu tố về mặt thị giác và cảm xúc trong đời thực cùng diễn ra một cách “bất ngờ” và “chóng vánh”, khoảnh khắc này khi đã trôi qua là sẽ không khôi phục lại được. Người chụp cần nắm bắt nhanh chóng để tạo nên một tấm ảnh hoàn hảo, hài hòa giữa yếu tố thị giác và yếu tố nội dung. Bên dưới là một số điểm cơ bản về việc chụp khoảnh khắc quyết định của bậc thầy Henri Cartier-Bresson.

Đúng nhịp

Giống như một khuôn nhạc, có những ô nhịp, và mỗi ô nhịp có số lượng nốt nhạc theo một quy định theo một nhịp điệu. Mọi chuyện xảy ra chung quanh chúng ta đều có một khuôn nhịp riêng nơi chúng. Cần phải có tuần tự để thực hiện những việc nhất định, biết rõ về chúng và bắt đúng nhịp điệu của chúng chính là cách thực hiện tốt nhất của người chụp ảnh. Hãy luôn làm như vậy. Đây là bước khởi đầu, và tập luyện khả năng quan sát tinh nhạy. Nhịp điệu diễn ra khắp nơi, chọn đúng nhịp thì dứt khoát sẽ đưa bạn đến với những bức ảnh hấp dẫn. Người ta nói nhiều đến góc máy, nhưng góc vững chắc duy nhất có thực là góc độ về hình học của bố cục, chứ không phải là những điều được bịa đặt ra bởi các thợ chụp làm màu như uốn ẹo, nằm dài xuống đất làm hề khi chụp.​

Bản năng

Khi nào thì chúng ta nên bấm máy?

Cái ấn tượng đầu tiên toả ra từ một gương mặt nào đó thường là ấn tượng đúng. Đúng vào thời điểm bạn quyết định nhấn nút chụp, có một mệnh lệnh mạnh mẽ chuyển từ não bộ của bạn đến ngón tay trỏ, và rồi bạn nhấn nút. Nhưng ngay khi bạn làm như vậy, có thể khoảnh khắc quyết định vừa trôi qua và sẽ không tái diễn lần nữa. Vậy thì nên làm gì?

Cứ giữ thinh lặng, chỉ còn bạn là người chụp ảnh và các chủ thể đang có mặt trong cảnh chụp. Hãy gạt sang một bên tất cả những gì ngáng đường bạn. Hãy nhìn thật gần, tin tôi đi, bạn sẽ đoán trước được nhất cử nhất động của các chủ thể chỉ trong vòng 2 giây. Như vậy, khi có thể chụp ở tốc độ 1/250 giây, bạn có đến 8 khoảnh khắc quyết định để chụp trong khoảng thời gian đó. Bản năng chính là chiếc chìa khóa.​

Chờ đến khoảnh khắc kịch tính

Tiếp tục chờ, cứ chờ, và có thể chẳng có gì xảy đến. Nhưng đừng đánh mất hy vọng, trông chờ một điều gì đó độc đáo, bản năng của bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Khoảnh khắc kịch tính sẽ từ từ mở ra trước mắt bạn, và phải biết lúc nào thì bấm máy. Đó là tiếng gọi sáng tạo nơi bạn. Tất cả những gì người ta muốn, chính là một khoảnh khắc đầy kịch tính để làm cho khung hình trở nên hấp dẫn hơn.​

Trầm tĩnh

HCB1956026W03611/28A
SWEDEN. 1956. The river Tornea near the frontier with Finland.

Sự may mắn là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh. Chụp được khoảnh khắc quyết định thì đúng là may mắn không thể tranh cãi. Bạn có thể được đãi ngộ, nhưng cần phải cảnh giác đủ để bấm máy đúng lúc may mắn mỉm cười với bạn. Để biết được đó chính là khoảnh khắc bạn đang chờ, khoảnh khắc mà bạn có thể chụp được một bức ảnh tuyệt vời, và trước đó chưa có ai bắt gặp, thì cần phải ở trong trạng thái gần như xuất thần. Trầm ngâm trên một đường phố nghe có vẻ không bình thường, nhưng cứ hỏi các bậc thầy đã từng làm như vậy đi, bạn cũng sẽ có lúc làm như vậy một cách vô thức. Đó là tiềm năng, là học hỏi thêm, làm cho các phản xạ của bạn nhạy bén hơn và có khả năng hành động một cách nhanh chóng. Luôn có một sự thinh lặng giữa những xô bồ náo nhiệt chung quanh bạn. Khi sự thinh lặng kích thích bạn, hãy tin tôi đi, đấy là lúc bạn trầm ngâm. Và khoảnh khắc quyết định chỉ nằm quanh quẩn đâu đó thôi.​

FRANCE. Paris. Place de l'Europe. Gare Saint Lazare. 1932.
FRANCE. Paris. Place de l’Europe. Gare Saint Lazare. 1932.

Nhà văn có thể hồi tưởng và xé đi viết lại, còn với nhiếp ảnh, những gì trôi đi là trôi đi mãi mãi. Người chụp ảnh phải cảm nhận hiện thực, gần như cùng lúc với việc ghi lại hiện thực ấy. Trong bất kỳ phóng sự ảnh nào, chúng ta xuất hiện như kẻ đột nhập, kín đáo tiếp cận chủ đề, dù đó là tĩnh vật, chen lấn xô đẩy chả có ích lợi gì. Thậm chí không chụp với sự trợ giúp của đèn flash Henri Bresson rất nghiêm ngặt với chính mình như thế!

Xem thêm: Xem ảnh trắng đen của nhiếp ảnh gia Fan Ho

Nguồn ảnh và tham khảo: magnumphotos.com, tuanlionsg.com

Bài liên quan