Tìm hiểu ngàm E trên máy ảnh mirrorless Sony

-

Ngàm là tên gọi của bộ phận nằm giữa máy ảnh và ống kính, là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ máy ảnh ống kính tháo rời nào, nó dùng để kết nối thân máy với ống kính rời. Bên cạnh đó, ngàm còn tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi hãng. Chúng ta đã tìm hiểu qua ngàm RF, ngàm Z trước đó, trong bài này mời các bạn cùng tìm hiểu ngàm E của Sony.

Ngàm E ra mắt năm nào?

Ngàm E của Sony ra mắt vào năm 2010, thay thế cho ngàm A và được sử dụng lần đầu trên các máy ảnh mirrorless sử dụng cảm biến APS-C là Sony Alpha NEX-3 và NEX-5. Năm 2013, Sony ra mắt Alpha A7 và A7R ngàm E, đây là 2 chiếc máy ảnh mirrorless Full Frame đầu tiên trên thế giới. Đến nay, ngàm E được sử dụng đồng nhất trên tất cả các thiết bị camera của họ, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng từ thân máy đến ống kính.

Chiến lược “One Mount”

Ông Masaaki Oshima, Phó Tổng giám đốc Mảng Giải pháp và sản phẩm hình ảnh của Sony từng chia sẻ rằng, các thiết bị nhiếp ảnh của Sony – từ máy quay phim, máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C và máy ảnh sử dụng cảm biến full-frame – đều sẽ sử dụng một loại ngàm duy nhất, với một kích cỡ duy nhất, tức là các ống kính dành cho hệ máy này sẽ tương thích và có thể sử dụng tốt trên hệ máy kia.

1 mount Sony

Sony toàn tâm vào ngàm E và tham vọng của Sony không gì khác là “nhất thể hóa” hệ sinh thái máy ảnh kỹ thuật số không gương lật của mình – “One Mount to rules them all” (Một ngàm thống trị tất cả).

Hiện tại, hệ thống ngàm E của Sony đã có hơn 200 ống kính đủ các loại tiêu cự, mức giá, đến từ hãng Sony và các hãng thứ ba khác như Tamron, Sigma, v.v…. Họ đã mang lại lượng ống kính khổng lồ cho người dùng chỉ trong 13 năm, một nỗ lực đáng kinh ngạc.

Ưu điểm của ngàm E so với ngàm A

  1. Thiết kế gọn nhẹ: Máy ảnh mirrorless với ngàm E thường nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn, làm cho chúng dễ dàng mang theo và sử dụng trong nhiều tình huống.
  2. Khả năng tương thích: Ngàm E được thiết kế để tương thích với cả ống kính full-frame và APS-C. Điều này tạo ra một loạt lựa chọn cho nhiếp ảnh gia với nhiều mức giá và ứng dụng khác nhau.
  3. Hiệu suất cao: Các máy ảnh Sony sử dụng ngàm E thường có khả năng lấy nét nhanh và chính xác. Hệ thống lấy nét tự động của họ được đánh giá cao và hiệu quả trong nhiều tình huống chụp ảnh.
  4. Chất lượng hình ảnh: Ngàm E cho phép truyền đủ ánh sáng vào máy ảnh để tạo ra hình ảnh chất lượng cao. Điều này bao gồm cả khả năng chụp ảnh ở độ nhạy sáng cao (ISO cao) mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh tốt.
  5. Hệ sinh thái Kỹ thuật số: Sony đã phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số mạnh mẽ xung quanh ngàm E, bao gồm cả các ống kính, phần mềm và phụ kiện chất lượng cao.

Xem thêm:

Bài liên quan