NAG. Simon Wiffen chia sẻ 6 thủ thuật để chụp ảnh tốt hơn tại các sự kiện

-

Simon Wiffen là một nhiếp ảnh gia đến từ nước Anh, anh hoạt động trong lĩnh vực chụp ảnh gia đình, đời sống, chân dung và sự kiện. Chụp ảnh tại các sự kiện gia đình, hội nghị, lễ trao giải hay tiệc cưới là luôn là công việc thử thách đối với những ai làm công việc này.

Bạn có thể tìm thấy thêm tác phẩm và bài viết của anh ấy trên trang webblog của anh.

Hiểu thiết bị

Thủ thuật đầu tiên có thể áp dụng cho bất cứ lĩnh vực nào, đó là thấu hiểu thiết bị mà bạn đang sử dụng, đây là điểm cực kỳ quan trọng. Chụp ảnh tại các sự kiện luôn có một áp lực rất lớn vì các nội dung chính của sự kiện sẽ không diễn ra lần thứ hai. Bên cạnh đó, chúng diễn ra với nhịp độ nhanh, bất ngờ và khó đoán nên việc thành thạo thiết bị bao nhiêu sẽ giúp người chụp ứng biến nhanh và bắt kịp các khoảnh khắc bấy nhiêu.

Học chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng

Events 3983 800x534 1

Các sự kiện thường được diễn ra tại những nơi tối, ít ánh sáng. Từ “Photography” có nghĩa là vẽ lại ánh sáng nên nếu người chụp không tốt trong việc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, để chia sẻ chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, có lẽ tôi cần một bài rất dài nhưng trong bài này tôi sẽ nêu các điểm chính sau.

Khẩu độ

Người chụp cần trang bị các ống kính có khẩu độ lớn, khẩu độ càng lớn càng giúp cảm biến đón được nhiều ánh sáng. Người chụp nên sử dụng các ống kính có khẩu độ lớn từ f/2.8 trở lên. Các ống kính có khẩu độ f/4, f/5.6 không phải là không thể chụp nhưng sẽ rất khó khăn cho người chụp.

ISO

Máy ảnh ngày nay có thể chụp tốt ở mức ISO 3200, 6400, thậm chí là cao hơn với các máy cao cấp, nên người dùng ưu tiên chụp để có khoảnh khắc, nội dung thay vì tập trung vào mức ISO thấp. Các ảnh nhiễu hạt có thể xử lý bằng phần mềm.

Tốc độ màn trập

Một mẹo rất dễ nhớ là người chụp sử dụng tốc độ màn trập tương ứng với tiêu cự đang sử dụng để tránh ánh bị rung lắc, mờ nhòe khi chụp ảnh tĩnh. Ví dụ, tiêu cự đang dùng là 50mm thì sử dụng tốc độ màn trập là 1/50s. Các tình huống khác thì bản thân tôi thường chọn phương án an toàn nên luôn chụp với tốc độ màn trập cao nhất.

Flash

event photography setup scaled 1 1103x1536 1

Biết sử dụng đèn Flash thành thạo là một kỹ năng quan trọng của một nhiếp ảnh gia chụp sự kiện. Một lần nữa, tôi sẽ không đi sâu chi tiết về việc sử dụng đèn flash của máy ảnh trong bài viết này. Bạn nên truy cập Strobist để biết nhiều thông tin về cách sử dụng đèn flash hiệu quả.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm chụp Flash gắn trên máy ảnh

Khác với chụp ảnh trong studio, người chụp thường sẽ dùng softbox lớn thì tại một sự kiện di chuyển liên tục thì bạn thường phải chụp với đèn Flash gắn trên máy ảnh. Vấn đề lớn nhất của đèn Flash là ánh sáng phát ra trực tiếp từ nó rất gắt nên người chụp cần sử dụng Flash gián tiếp bằng cách đánh đèn lên trần, tường để làm ánh sáng tản ra, từ đó cho hình ảnh mịn, đẹp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu như tường, trần không phải là màu trắng thì màu sắc trên bức tường đó sẽ ám lên chủ thể, khiến tấm ảnh có màu không giống với thực tế. Ngoài ra, tường, trần màu đen sẽ hút ánh sáng nên sẽ không có tác dụng.

godox akr1 kit 800x658 1
Bộ phụ kiện Godox AK-R1

Một trường hợp khác, vị trí chụp của bạn cách xa tường và trần, khiến ánh sáng từ đèn Flash không thể chiếu đến để dội lại thì bạn cần thêm phụ kiện là các đầu chụp tản sáng để làm mịn ánh sáng lại. Bộ Godox AK-R1 có đủ các phụ kiện cần thiết để hỗ trợ bạn ở nhiều tình huống khác nhau.

Hòa nhập

Giờ bạn đã rõ về thiết bị và ánh sáng thì chúng ta bắt đầu tập trung cho việc chụp ảnh tại sự kiện.

Với tôi, mục đích cuối cùng để thực hiện công việc của mình thật tốt là hòa nhập với mọi người tại sự kiện. Người mới chụp thì sẽ hơi tự ti nhưng bạn sẽ không có những tấm ảnh mang tính tương tác, cuốn hút nếu chỉ ở bên ngoài quan sát và chụp. Ngoài ra, bạn cần phải cẩn thận trong việc di chuyển và cân bằng trong việc chụp ảnh để không làm phiền đến mọi người tại sự kiện.

Simon Wiffen Photography 3272 800x534 1

Tôi sẽ chia sẻ nhanh và dễ hiểu các cách ứng xử khi chụp ảnh tại sự kiện

  • Không gian tại sự kiện đôi khi chật chội, nếu bạn cần đi qua thì nên xin phép lịch sự
  • Cẩn thận để không va phải vào người khác, nếu xảy ra thì hãy xin lỗi họ
  • Hãy ưu tiên cho các nhân viên phục vụ, nếu bạn đang vô tình cản trở đường đi hay công việc của họ thì hãy nhường cho họ trước
  • Việc chặn tầm nhìn của người khác là không thể tránh khỏi, bạn hãy chụp thật nhanh và di chuyển
  • Hãy tương tác với các người phụ trách bên lĩnh vực âm thanh, ánh sáng, quay phim khác để mình không cản trở hoặc có thể giúp được gì đó cho công việc của họ khi cần
  • Đừng chụp mọi người lúc họ đang ăn, hãy chụp tập trung vào đồ ăn thức uống hoặc cách mà nó được phục vụ, như cách trình bày, cách nhân viên mang ra v.v… Tôi thường chụp lại những tấm ảnh này sau khi mọi người đã dùng bữa xong.

Luôn quan sát và sẵn sàng

Nhiếp ảnh cần sự xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ của người chụp nhưng không có nghĩa là bạn phải cần có sự may mắn, bạn có thể tạo ra nó. Khi tôi chụp ảnh tại các sự kiện, tôi luôn trò chuyện, tương tác với tất cả mọi người. Bí quyết ở đây là hãy luôn sẵn sàng chụp ảnh khi có khoảnh khắc thú vị xảy ra.

Kinh nghiệm của tôi là hãy để ý đến những người đang cười đùa, trò chuyện sôi nổi, hãy chọn cho mình một vị trí đứng tốt, quan sát và dự đoán thời điểm cần bấm máy. Tôi nhận ra bản thân tôi luôn dành rất nhiều thời gian để quan sát khán phòng, tìm kiếm cơ hội. Nếu bạn làm được điều này thì bạn đã thắng trận được một nửa.

Để ý đến nhu cầu của người tổ chức

Nếu bạn nhận lời chụp cho một sự kiện, bạn nên hiểu rõ lịch trình tổ chức và các bên có liên quan, nếu chưa, đừng ngần ngại hỏi họ. Rất nhiều công việc cần thực hiện để tổ chức một sự kiện thành công, bạn nên nắm rõ mọi thứ tại nơi tổ chức, từ lúc chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, cách sắp xếp bàn ăn đến lúc sự kiện diễn ra và kết thúc.

Events 3737 1024x1536 1

Rất nhiều công việc cần thực hiện để tổ chức một sự kiện và nếu muốn cung cấp một dịch vụ xuất sắc, bạn cần hiểu những nhu cầu khác nhau của mọi người. Đảm bảo bạn nắm bắt được căn phòng, không chỉ trong sự kiện mà còn trước khi nó được trình bày đẹp nhất. Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự chú ý đến từng chi tiết mà người tổ chức sự kiện đã đưa vào kế hoạch, cho dù đó là đồ ăn, đồ uống giải khát, cách sắp xếp bàn ăn, giải trí, v.v.

Bạn nên biết trong sự kiện đó có khách mời VIP, diễn giả tham dự để bảo đảm không bỏ lỡ họ trong bộ ảnh, đặc biệt là những khoảnh khắc họ tương tác với những người tham dự.

Nếu chụp cho một doanh nghiệp, bạn hãy để ý đến bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp hoặc của các nhà tài trợ để sắp xếp nó vào khung ảnh. Đôi khi, bạn sẽ nhận được một bản brief yêu cầu cụ thể cho buổi chụp nhưng cũng có lúc là một bản brief sơ sài. Nếu bạn tự nắm bắt được các yếu tố tạo nên một bộ ảnh sự kiện thành công và thực hiện được chúng thì khách hàng sẽ rất hài lòng.

Chuẩn bị làm việc với cường độ cao

Simon Wiffen Photography 7906 800x534 1

Cuối cùng, chụp ảnh sự kiện là một công việc thử thách. Như vừa trao đổi ở trên, công việc này đòi hỏi bạn phải di chuyển khéo léo, tập trung quan sát và đự đoán tình huống để không bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng. Tôi từng chụp tại một sự kiện mà một mình phải bao quát 13km, trên tay là ống kính 70-200 và đèn Flash, rất nặng.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn: Petapixel.com

Xem thêm:

Bài liên quan