Bokeh là gì? Gợi ý 5 cách kiểm soát Bokeh khi chụp ảnh

-

Khi tiếp cận với việc chụp ảnh một thời gian, hoặc khi tìm mua các ống kính có khẩu độ lớn, ống kính phù hợp chụp ảnh chân dung thì chúng ta sẽ dễ bắt gặp từ “Bokeh” trong phần giới thiệu của ống kính đó, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, cũng như phân biệt được bokeh và hiệu ứng bokeh, bản thân mình trong suốt một năm qua cũng vậy, cho đến khi được một người bạn chia sẻ. Mình sẽ giải thích cho mọi người dễ hiểu trong bài viết bên dưới.

Bokeh là gì?

Theo Wikipediaphotographylife.com, khái niệm Bokeh xuất phát từ một từ tiếng Nhật (boke ぼけ, danh từ của “bokeru” ぼける, nghĩa là “nhòe”), mô tả vùng ảnh nằm ngoài “khoảng ảnh rõ nét” của tấm ảnh hay nói kiểu khác là vùng không rõ nét, bước chuyển mượt mà hay kịch tính giữa các vùng khác nhau tạo ra hiệu ứng thị giác cuốn hút cho tấm ảnh.

Ảnh chụp bằng Nikkor Z 70 180mm f2.8 ONTOP.vn 10

Bokeh rất được ưa thích trong thể loại ảnh chân dung, nó làm tiền cảnh và hậu cảnh mờ nhòe, từ đó khiến chủ đề của tấm ảnh trở nên nổi bật, thu hút ánh nhìn người xem.

Ống kính SIGMA 70 200mm F2.8 DG DN cho Sony E ONTOP.vn 35 5

Tấm ảnh trên rõ nét tại con bướm màu đen vì nó nằm trong vùng ảnh rõ, các vùng còn lại bị mờ nhòe là Bokeh.

Hai ảnh trên được chụp từ hai ống kính khác nhau và chúng cho hiệu ứng bokeh ở hậu cảnh là khác nhau. Bên trái thì đốm sáng to tròn, còn bên phải thì méo hơn. Bên dưới là một vài ảnh khác.

Mỗi ống kính sẽ cho hiệu ứng bokeh khác nhau và đẹp hay xấu thì mình thấy tùy vào sở thích của mỗi người.

5 cách kiểm soát bokeh khi chụp ảnh

Sau khi các mọi người đã hiểu được bokeh là gì rồi thì trong phần này mình sẽ gợi ý mọi người cách kiểm soát chúng khi chụp ảnh thực tế.

  • Chụp với khẩu độ lớn, như F1.2, F1.8, F2.0, F2.8
  • Sử dụng chế độ lấy nét thủ công
  • Tiến lại gần chủ đề hoặc đưa chủ đề ra xa phông nền
  • Sử dụng tiêu cự trung bình từ 35mm đổ lên và hiệu ứng bokeh sẽ rất đẹp từ tiêu cự 50mm
  • Chọn hậu cảnh là các cây xanh, đèn đường, đèn xe, ngọn nến, đèn trang trí trên cây thông, tòa nhà hay tìm đến các vũng nước, nước đọng lên kiếng, mặt nước lấp lánh v.v…

Để hiểu rõ chi tiết hơn về cách kiểm soát bokeh, mọi người đọc thêm hai bài viết sau:

Bài liên quan