Chia sẻ góc chụp cơ bản khi chụp ảnh chân dung đặc tả

-

Khi nói đến bố cục trong ảnh chân dung, thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc là đưa mắt trái hay mắt phải của đối tượng vào các điểm mạnh, đường mạnh trên khung ảnh hoặc đưa vào bị trí trung tâm để có một tấm ảnh hài hòa, thu hút. Tuy nhiên, còn một yếu tố nữa mà ít ai chú ý, đó chính là góc chụp, việc hướng góc máy từ trên xuống hay từ dưới lên cũng đều ảnh hưởng đến nội dung của tấm ảnh.

Trong khuôn khổ của bài này, ONTOP sẽ chia sẻ một hai góc máy dễ thực hiện nhưng mang lại kết quả rất tốt khi chụp ảnh chân dung. Đặc biệt là các góc chụp này rất hợp với bạn nào đang quan tâm chủ đề chụp ảnh chân dung đặc tả trong studio.

Tham gia cộng đồng ONTOP

Góc chụp ngang mũi

Góc chụp ảnh chân dung 06
Góc máy ngang mũi

Đây là góc chụp mà chúng ta để ống kính của máy ảnh ngang với mũi của người mẫu, hướng thẳng tới trước, tạo thành một đường vuông góc. Góc máy này thường xuyên được sử dụng chi chụp ảnh chân dung đặc tả đầu vai. Đây là góc máy an toàn nhất vì nó giúp khuôn mặt của người mẫu cân bằng, hài hòa trong khung ảnh. Trong trường hợp mắt của mẫu hơi nhỏ thì bạn hãy để máy xéo từ trên xuống một chút, cách này sẽ khiến mắt của mẫu to hơn.

Góc chụp ảnh chân dung 01
Góc máy cao hơn mũi một chút để khiến mắt mẫu to hơn

Chụp bên vùng tối của khuôn mặt

Khi chụp ảnh chân dung, nhất là trong studio, chúng ta hay chọn nguồn sáng có hướng từ bên trái tới hoặc bên phải tới, hướng sáng này sẽ khiến khuôn mặt của người mẫu sẽ có phần sáng và phần tối. Lý do chính khiến hướng sáng này được ưa chuộng vì nó tạo được hình dáng và tương phản cho khuôn mặt người mẫu.

Góc chụp ảnh chân dung 13 2

Tấm ảnh trắng đen ở trên được chụp với một nguồn sáng từ bên phải qua, góc 45 độ từ trên xuống. Với hướng sáng này, phần mặt bên trái của người mẫu sẽ bị tối do không có ánh sáng tại khu vực này. Khi hướng góc máy vào vùng tối của gương mặt, chúng ta sẽ có những tấm ảnh chân dung tương phản sáng tối rất ấn tượng.

Bạn có thể xem Bộ ảnh chân dung tại lễ hội Pow Wow của nhiếp ảnh gia Clark Dunbar, có khá nhiều tấm được chụp với góc máy mình vừa đề cập.

Góc chụp ảnh chân dung 18

Một tấm ảnh khác mình chụp bên vùng tối của gương mặt. Kỹ thuật này dễ áp dụng hơn khi chụp trong studio do chúng ta kiểm soát được nguồn sáng. Chụp ở bên ngoài khó áp dụng hơn, do ánh sáng thường đi từ nhiều phía, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện được khi đưa mẫu vào kế bên cửa sổ hoặc hàng hiên đang có ánh sáng từ bên ngoài đi vào và dùng một miếng giấy, miếng bìa hay bất kỳ vật gì có màu đen chặn phía mặt còn lại để tạo vùng tối.

Hy vọng là bài viết mang đến thông tin hữu ích cho các bạn, nhất là với bạn nào đang tập chụp ảnh chân dung.

Xem thêm:

6 mẹo giúp bạn chụp ảnh chân dung bằng điện thoại đẹp hơn

Bài liên quan