NASA đã tìm ra nguyên nhân khiến việc khoan đá lấy mẫu trên Sao Hỏa chưa thành công

-

Sau hai ngày điều tra nguyên nhân việc khoan đá nhưng không thu được mẫu vật trên Sao Hỏa, NASA đã tìm ra nguyên nhân là do cục đá mà tàu Perseverance khoan quá nhuyễn nên mũi khoan đã không thu giữ được mẫu vật vào trong ống nghiệm.

Hiện trường lỗ khoan hôm 6/8 trên Sao Hỏa.

Trong quá trình phân tích sau đó, phía NASA nhận thấy ‘Corer’, tên mũi khoan, không có dấu hiệu bất thường. Tấm hình chụp hiện trường khoan cũng không thấy bất kỳ mẫu vật nào bị rơi ra hay văng tung tóe trên mặt đất xung quanh lỗ khoan. Ngoài ra, điều quan trọng nhất đó là cục đá được khoan hóa ra quá nhuyễn. Khiến cho chúng bị rơi xuống đáy lỗ khoan thay vì phải nằm lại trong ống nghiệm đã chờ sẵn bên trong Corer.

Louise Jandura, Kỹ sư trưởng nhóm Sampling and Caching thuộc bộ phận NASA Jet Propulsion Laboratory.

Trong hình cận cảnh lỗ khoan ở đầu bài, bạn có thể thấy được một ít vật liệu nằm ở đáy lỗ. Đó có thể chính là mẫu vật NASA muốn thu giữ nhưng vì quá nhuyễn nên đã rơi xuống dưới.

Có vẻ như cục đá không đủ cứng để tạo thành một lõi được‘, Louise Jandura, Kỹ sư trưởng nhóm Sampling and Caching thuộc bộ phận NASA Jet Propulsion Laboratory cho biết.

Nó nhắc tôi nhớ lại bản chất của việc khám phá này, rằng kết quả sẽ không bao giờ được đảm bảo dù cho bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu‘, cô nói thêm.

Perseverance sẽ di chuyển đến điểm khoan tiếp theo

Mặc dù kết quả chưa đạt như mong đợi nhưng ít ra NASA đã đạt được một mục tiêu đó là thành công trong việc để tàu Perseverance tự vận hành và tự khoan đá từ A-Z trên Sao Hỏa chỉ trong vòng một Sol (đơn vị tính một ngày trên Sao Hỏa, dài hơn 40 phút so với ngày của Trái Đất).

Sau cú khoan đầu tiên đó, Perseverance sẽ tiếp tục di chuyển đến điểm khoan tiếp theo trong kế hoạch có tên là South Seitah. Mục tiêu là sẽ thu được mẫu vật vào đầu tháng 9 năm nay.

Bài liên quan