Tàu đổ bộ Perseverance của NASA đáp thành công xuống bề mặt sao Hỏa

-

Tàu đổ bộ Perseverance vừa đáp xuống bề mặt sao Hỏa sau khi “sống sót” 7 phút bay xuyên qua bầu khí quyển của hành tinh này. Nhiệm vụ của Perseverance là thăm dò miệng núi lửa Jezero (Jezero Crater) để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Nhóm chịu trách nhiệm đáp tàu Perseverance lên bề mặt sao Hỏa gồm 30 chuyên gia đến từ Jet Propulsion Laboratory (California).

Bức ảnh đầu tiên chụp bởi Perseverance khi vừa đáp xuống bề mặt sao Hoả
Bức ảnh đầu tiên chụp bởi Perseverance khi vừa đáp xuống bề mặt sao Hoả

Ngay khi vừa đáp xuống sao Hỏa, Perseverance đã ngay lập tức gởi về các hình ảnh được chụp từ 19 camera gắn xung quanh tàu. Perseverance đến sao Hỏa vào 3:48 chiều (ET) với vận tốc khoảng 19.500 km/h và bay xuyên vào bầu khí quyển của hành tinh này liên tục trong 7 phút. Do độ trễ tín hiệu liên lạc từ sao Hỏa đến Trái đất là 11 phút nên trong suốt khoảng thời gian này, Perseverance phải bay tự động bằng các tập lệnh được lập trình sẵn. Khi đến gần mặt đất, Perseverance kích hoạt 6 động cơ đẩy tên lửa để làm chậm tốc độ rơi xuống còn khoảng 3,5 km/h.

Perseverance đáp xuống sao Hỏa vào 3:55 chiều (ET) và cũng là nhiệm vụ đáp tàu lên sao Hỏa thành công thứ 6 của NASA. Tàu đổ bộ được chế tạo với tổng giá trị 2,7 tỷ USD và sở hữu các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nhất hiện nay. Cho phép nó thăm dò hiệu quả miệng núi lửa Jezero trong nhiều năm tới trước khi có dự định thu hồi.

Perseverance được NASA canh thời điểm phóng chính xác khi Trái Đất và sao Hỏa gần nhau nhất (thẳng hàng trong quỹ đạo bay quanh Mặt trời). Vị trí này chỉ có được một lần trong mỗi hai năm và không chỉ có NASA phóng tàu đổ bộ Perseverance, Trung Quốc và UAE cũng phóng tàu không gian lên sau Hỏa trong cùng thời điểm. Tàu Tianwen-1 của Trung Quốc đã đến sao Hỏa vào ngày 10/2 vừa qua.

Bài liên quan