Cuộc thi Australian Geographic Nature Photographer of the Year vừa công bố người thắng cuộc năm nay. NAG. Scott Portelli với tác phẩm Bubble-net đã giành chiến thắng chung cuộc. Tác phẩm được ghi lại trong chuyến thám hiểm Nam Cực. “Tôi đã dành trọn một tháng để chụp ảnh động vật hoang dã trên khắp vùng băng giá này. Con tàu của chúng tôi đã tiến đến gần 2 con cá voi lưng gù đang lặn xuống biển và thổi những cột bong bóng hướng lên trên, tạo thành chiếc bẫy hình xoắn ốc để giam giữ con mồi”, Scott cho biết.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm ấn tượng khác bao gồm:
Tác phẩm At What Cost chụp đập chứa chất thải ở Kokatha – một vùng hẻo lánh ở South Australia – sở hữu vẻ đẹp đầy nguy hiểm với những màu sắc đặc biệt ấn tượng. Chúng thường chứa các chất thải độc hại như hóa chất và kim loại nặng có thể gây hại cho chim, nước ngầm. Người ta ước tính có khoảng 18.000 đập chứa chất thải trên khắp thế giới. Ảnh: David Dahlenburg.
Năm 1970, hồ Mokoan được cải tạo thành một con đập để tưới tiêu và trữ nước phòng hạn hán của sông Murray. Chính điều này đã dẫn đến trận lũ lụt giết chết khoảng 150.000 cây bạch đàn đỏ sống ở khu vực xung quanh. Bức ảnh này ghi lại hình ảnh phản chiếu của những thân cây còn sót lại dưới ánh sáng mặt trời, tượng trưng cho sự hiện diện vĩnh cửu của chúng. Ảnh: Cheng Kang.
Trong chuyến roadtrip kéo dài một tuần từ Darwin đến Adelaide, NAG Jordan Wheatley đã chụp bức ảnh này khi đi qua những con suối “cookie” nổi tiếng dọc theo bờ đông của hồ Bad, South Australia. Ảnh: Jordan Wheatley.
Emperor’s Rule – Luật của hoàng đế là tác phẩm ghi lại sự cô độc của chim cánh cụt hoàng đế trên tảng băng trôi trên biển Bross tại vùng cực nam của Nam Cực. Chú chim đang đứng chải lông giữa nhiệt độ -20 độ C. Ảnh: Wayne Sorensen.
Light through the darkness – Ánh sáng xuyên qua bóng tối là tác phẩm được NAG Beth Baker thực hiện bằng cách sử dụng tốc độ màn trập chậm để tạo ra một bức phủ lớp màn hé lộ ánh sáng xuyên qua bóng tối. Ảnh: Beth Baker.
Unseen 22 là bức ảnh mang sự kết hợp giữa khoa học và thiên nhiên trong một loạt ảnh chụp, thể hiện các mảnh vỡ của đại dương bị vất bỏ đã được Mẹ Thiên nhiên thu hồi về. Việc sử dụng ánh sáng sóng ngắn kết hợp với phơi sáng lâu và quá trình lặn tự do trong bóng tối với đèn pin cầm tay mang đến những hình ảnh mà mắt người không thể nhìn thấy. Ảnh: Matthew Bagley.
Gannets Over Muriwai – Tác giả ghi lại hình ảnh 2 con ó biển đang giao nhau trong một khung hình thể hiện sự cạnh tranh của chúng trong quá trình thu thập vật liệu để xây tổ ở bãi biển Muriwai. Ảnh: Bernie Shore.
Bức ảnh Angel Wings – Đôi cánh thiên thần ghi lại khoảnh khắc cá voi lưng gù con vui vẻ nhảy lên từ xa, tạo ra hình dáng trông như đôi cánh thiên thần. Ảnh: Tim Burges.
Đây là hình ảnh bên trong của một cái cây đang cháy từ trong ra ngoài sau khi ngọn lửa tấn công nó vào mùa hè 2019–20 tại khu bảo tồn thiên nhiên Parma Creek, New South Wales. Ảnh: Samuel Markham.
Hình ảnh cây sồi rụng lá, fagus (Nothofagus gunnii) trông những ngọn lửa rực cháy dưới lớp tuyết dày. Ảnh: Benjamin Alldridge.
Hình ảnh loài vẹt núi cao đang có nguy cơ tuyệt chủng với đôi cánh tuyệt đẹp được nhìn thấy ở núi rác tại Arthur’s Pass. Thật nản lòng khi chúng lục lọi trong đống rác. Ảnh:Jack Hinz.
Cảnh tượng nhật thực toàn phần khiến hình ảnh Mặt trời như một bông hoa. Ảnh: Scott Portelli.
Trong khi lặn ở con lạch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kooloonbung Creek, loài chim cốc lớn này đã đớp nhầm một mồi câu hình con cá rất hấp dẫn. Ảnh: Glenn Gilligan.
Rainbow Valley – Thung lũng các vì sao , tác phẩm chụp những vách đá sa thạch với phông nền là hình ảnh star trail (đường sao di) tại thung lũng Cầu Vồng ở phía bắc Australia. Ảnh: Brody Gamble.
Nguồn: znews