Mẹo sử dụng hệ thống lấy nét thủ công (manual focus, MF)

-

Luyện tập

Hầu hết chúng ta đều quen với việc bật máy ảnh lên, bố cục bức ảnh, sau đó nhấn nút chụp để có được hình ảnh sắc nét. Sử dụng ống kính MF đòi hỏi phải tính toán và “nhìn” rồi chụp. 

ontop manual focus doughlas fry london3

Douglas Fry đã chụp ảnh chuyên nghiệp hơn 25 năm. Năm 2000, ông chuyển sang sử dụng bộ lấy nét tự động nhưng chưa bao giờ thực sự hài lòng với nó và đã chuyển lại sang ống kính lấy nét thủ công vào năm 2014. Hiện tại, ông này đang dùng lấy nét tay là chính.

ontop manual focus doughlas fry london0

Ông ấy nói, ‘Luyện tập là ưu tiên hàng đầu – bạn sẽ lấy nét nhanh hơn và tốt hơn, vì vậy cuối cùng bạn có thể theo kịp một chủ thể chuyển động. Chỉ cần biết xoay vòng lấy nét bao nhiêu và bao xa để theo kịp chủ thể của bạn.’

Cài đặt diopter

ontop diopter

Khi bạn sử dụng mắt để đánh giá lấy nét khi sử dụng ống kính lấy nét thủ công, điều quan trọng là bạn phải có được góc nhìn tốt nhất có thể và diopter trên kính ngắm của máy ảnh được cài đặt chính xác. Nó chỉ là việc xoay quay quay số theo một hướng hoặc hướng khác cho đến khi điểm lấy nét sắc nét nhất. Tất nhiên, điều này dựa trên việc ống kính đã lấy được nét một cách chính xác rồi nhé, nếu nghi nghi thì lấy một lens AF gắn vào và chỉnh diopter cho đúng. 

Tìm ánh sáng

ontop leica summilux 35mm pre fle

Giống như hệ thống lấy nét tự động, mắt chúng ta cần có thể nhìn thấy một số chi tiết hoặc độ tương phản để có thể lấy nét. Điều đó có nghĩa là phải có một chút ánh sáng và điểm lấy nét có lẽ không nên là một tấm phẳng đơn điệu không có đặc điểm. Tìm góc sáng phù hợp và góc máy phù hợp để tôn trọng bóng tối, làm nổi bật vùng được chiếu sáng. 

Sử dụng chế độ xem trực tiếp (live view)

ontop leica m11 liveview peaking color manual focus

Dùng live view để canh nét và cài đặt vùng nét trên lens (zone focus), kết hợp với Peaking Color (hiển thị nét bằng chấm màu) sẽ giúp bạn thiết lập dễ hơn để có được vùng lấy nét mong muốn.

Phóng to để có kết quả tốt nhất (Zoom In)

2017 07 30 13.18.21

Một lợi thế lớn của Live View hay EVF là bạn có thể phóng to hình ảnh xem trước để phóng to phần quan trọng nhất của cảnh. Đây là một điểm cộng lớn khi bạn đang lấy nét thủ công – miễn là bạn hoặc chủ thể của bạn không di chuyển. 

Lấy nét trước

Những ông xài quen lens MF hoàn toàn không gặp khó khăn khi lấy nét vào các chủ thể chuyển động nhanh, nhưng mấy ổng cũng khuyên nên lấy nét bằng mắt, ướm trước vùng nét theo bố cục mình mong muốn và chờ giây phút bấm máy.

L9998907

Với việc lấy nét đã hoàn thành, bạn có thể kiểm tra phơi sáng và tập trung vào việc có được bố cục chính xác khi chủ thể đến.

DSC00380

Cài đặt thông số tối ưu

Ống kính lấy nét thủ công rất thích hợp cho chụp ảnh đường phố vì với một chút chuẩn bị, bạn có thể chụp ảnh theo bản năng. Bước đầu tiên là quyết định bạn muốn sử dụng khẩu độ nào. Khẩu độ f/8 là một điểm khởi đầu tốt vì nó tạo ra độ sâu trường ảnh hợp lý. Sau đó, hoặc đặt thang đo lấy nét để lấy nét vào một điểm bạn thấy phù hợp với chủ thể và ống kính của mình – chẳng hạn như 2m.

Grand Central Terminal, NYC, 1990 © Richard Sandler / The Eyes of the City
Grand Central Terminal, NYC, 1990 © Richard Sandler / The Eyes of the City

Sau đó, thiết lập tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng bất kỳ chuyển động ngẫu nhiên nào của máy ảnh nhưng không yêu cầu độ nhạy (ISO) quá cao. Tốc độ màn trập 1/200 giây đến 1/500 giây là lựa chọn tốt cho chụp ảnh đường phố khi trời sáng. Cuối cùng, hãy đặt độ nhạy sáng (ISO) thành tự động để bạn không cần phải lo lắng về việc phải thay đổi cài đặt liên tục. 

ontop manual focus

Bạn chỉ cần tập trung vào bố cục và đưa chủ thể vào phạm vi lấy nét của mình. Khi đã thoải mái với thiết lập này, bạn thậm chí không cần phải đưa máy ảnh lên mắt, bạn có thể chụp ảnh với máy ảnh ở hông hoặc bất kỳ mức nào khác.

Chụp liên tục

Mặc dù mình không thích cụm từ “chụp lia lịa” vì nó khá hao shot máy ảnh và xót màn trập nhưng ra đường khó mà chụp kiểu ren rén được, lúc nào cũng muốn chụp thật nhiều để về lựa lại, mình thấy việc đặt máy ảnh của bạn ở chế độ chụp liên tục trong một số tình huống có thể hữu ích. 

L9998892

Ví dụ, khi bạn đã lấy nét trước, nếu chủ thể của bạn di chuyển rất nhanh, múa may tá lả như ông xào ốc trên, bạn có thể không thể căn chỉnh thời gian chụp hoàn hảo như ý muốn. Vì vậy, chụp ở vài khung hình mỗi giây thực sự có thể giúp ích. Tuy nhiên, nhớ áp dụng cách này thi thoảng thôi, ví dụ như thấy chiếc xe nào đẹp quá chạy kế bên mà mình chưa tự tin lắm về độ nét, thì bạn cứ chụp tới tấp luôn. Thà là chụp được còn hơn bỏ hình. 

Chấp nhận khuyết điểm: Nếu bạn chỉ tốn vài đồng cho một ống kính cũ và nó lại sở hữu chất lượng quang học tốt nhất bạn từng thấy, thật tuyệt vời! Nhưng khả năng cao là nó đã tồn tại khá lâu và có phần cũ kỹ. Và tất nhiên, ngay từ đầu nó có thể không tốt đến vậy.

backlit sunflower by Krista Campbell Photography

Những phương pháp sản xuất hiện đại và lớp phủ tiên tiến khiến chúng ta thực sự được nuông chiều bởi những ống kính ngày nay. Ống kính cũ có thể hơi mềm và bị mất nét trầm trọng, quang sai màu và lóa sáng. Nhưng thay vì chống lại nó, hãy tận hưởng những đặc điểm này của ống kính của bạn. Hướng nó về phía mặt trời để ánh sáng dội lại bên trong, sử dụng mất nét để đóng khung chủ thể của bạn và học cách yêu thích viền màu. Bạn đang chụp ảnh với những hiệu ứng “vô tình” và thực tế, không phải thêm hiệu ứng trên máy tính sau sự kiện.

high ISO fear 750px 08 750x500 1

Bạn có một máy ảnh cũ, ISO lên cao bị noise, nhưng trong khoảnh khắc đó bạn cần chụp, hãy cứ đẩy iso lên cao nhất có thể và chụp lấy nội dung, lấy bố cục mình mong muốn, khoảnh khắc mình mong muốn đã, đừng ngại chi mấy cái hột ISO.

Bài liên quan