Hướng dẫn chụp ảnh chân dung cơ bản

-

Chụp ảnh chân dung là chủ đề ảnh nhiều người thích. Dưới đây là những gợi ý cơ bản nhất để bạn có thể học và thực hành. Bài hướng dẫn cơ bản này gồm video và hình ảnh minh họa để bạn dễ hình dung.

Chụp ảnh chân dung cơ bản7 1



Mời xem video, mình giải thích thêm:

Bức ảnh dưới đây, khuôn mặt bạn mẫu nữ nổi bật khỏi hậu cảnh, nhờ độ nét và viền sáng ven tóc. Hiệu ứng này được gọi là độ mỏng của trường ảnh (DoF mỏng). Mắt người xem tập trung nhiều hơn vào chủ thể.

Để một phần hậu cảnh nằm ngoài vùng nét như vậy, bạn có thể chọn chế độ chụp “ưu tiên khẩu độ ống kính” và mở khẩu lớn (f/1.8 – f/2.8), hiệu ứng khẩu độ càng lớn tạo nên trường ảnh càng mỏng, khiến bức chân dung dễ nhìn hơn.

Xem thêm hộp thẻ học và thực hành chụp ảnh đẹp

Chụp ảnh chân dung cơ bản2

Nếu thích chụp theo kiểu “xóa mờ phông nền” thì bạn cần ống kính có độ mở khẩu lớn, khoảng f/2 – f/2.8 với tiêu cự ống kính khoảng từ 75mm – 135mm (FF), chụp bán thân.

Bạn cân nhắc chọn chế độ lấy nét điểm (single-point) và khi chụp thì lấy nét ở vị trí mắt mẫu, hoặc khu vực gần mắt của mẫu, nếu mẫu đứng ở tư thế xiên khuôn mặt thì lấy nét mắt gần với máy ảnh.

Chụp ảnh chân dung cơ bản4 1

Có thể là chân monopod hoặc tripod nếu nó giúp bạn cảm thấy dễ dàng thao tác hơn. Thường thì chỉ dùng chân khi chụp ở tốc độ màn trập chậm, máy dễ bị rung lắc gây mờ nhòe khi chủ thể dịch chuyển. Thường với mình cầm tay chụp thì tốc độ chụp chân dung có sắp đặt thì tốc độ màn trập từ 1/125s trở lên thì an toàn.

Chụp ảnh chân dung cơ bản5

Nếu ánh sáng tự nhiên không đủ để chụp bức ảnh được như ý, bạn có thể cần thêm đèn flash để tạo thêm nguồn sáng cho chủ thể / bối cảnh chụp. Bạn cũng có thể dùng hắt sáng tùy ý để có ánh sáng vừa ý cho chủ thể.

Chụp ảnh chân dung cơ bản3


  • Trao đổi với mẫu: không nên thụt thấp cằm rụt vào gần cổ, khuôn mặt giảm tự nhiên.
  • Tóc mẫu dài thì có thể vắt sang một bên, để lộ một bên khuôn mặt.
  • Tay mẫu có thể đặt để ở vị trí hoặc tạo động tác tự nhiên, như một loại ngôn ngữ cơ thể. Không nên đặt gần với ống kính sẽ bị hiệu ứng “viễn-cận” làm to bắp tay.
  • Có thể hóp bụng một chút nếu cần, để cơ thể tạo dáng cân đối hài hòa.
  • Sống mũi nên đặt dọc theo nền da mặt sẽ tạo cảm giác thon và đẹp hơn đặt sống mũi trên nền cảnh vật hậu cảnh.
  • Vai gần với máy ảnh thường được nâng cao hơn vai còn lại một chút, người ta nói là trông duyên dáng hơn. Mẫu nam thì vai gần máy ảnh hạ thấp hơn một chút lại tạo sự mạnh mẽ nam tính hơn.
  • Hai chân ở tư thế nào thể hiện được các đường cong của eo, hông của mẫu là những nét đẹp của mẫu nữ.
Chụp ảnh chân dung cơ bản6

Xem thêm:

Bài liên quan