Kính lọc (Filter) ống kính là gì? Có bao nhiêu loại filter?

-

Kính lọc (Filter) là tấm kính dùng để lọc ánh sáng trước đi khi vào cảm biến, chúng được gắn vào phía trước ống kính hoặc trước cảm biến của máy ảnh. Kính lọc (Filter) sẽ có tác động vào chính nguồn sáng đi vào cảm biến, tạo ra những thay đổi nhất định như giảm cường độ ánh sáng, giảm phản xạ ánh sáng, tăng cường độ ánh sáng v.v… Tuỳ vào ý đồ chụp ảnh, mà người sử dụng lựa chọn loại filter phù hợp.

Tham gia cộng đồng học và giao lưu nhiếp ảnh miễn phí.

Có nên xài kính lọc (Filter) cho ống kính không?

NÊN xài kính lọc (filter) cho ống kính, ngoài việc giúp người sử dụng kiểm soát ánh sáng đi vào cảm biến thì nó còn là một lớp lá chắn để bảo vệ lớp thấu kính ngoài cùng của ống kính.

Hiện có rất nhiều hãng kính lọc (filter) trên thị trường, cá nhân mình thấy tiền nào của đó, hoặc cùng chất mà xấp xỉ không nhiều. Nếu sử dụng thì nên mua loại tốt từ các hãng uy tín để đảm bảo chất lượng hình ảnh, hạn chế sử dụng các loại filter quá rẻ hoặc không rõ xuất xứ.

Nên mua kính lọc (Filter) của hãng nào?

Nên mua các loại kính lọc (filter) đến từ các hãng uy tín, tinh xảo từ thiết kế chất liệu thấu kính đến các lớp tráng phủ tĩnh điện chống bám bụi bẩn hay hơi nước, mục đích chính vẫn là để chất lượng ánh sáng tốt đi qua ống kính vào cảm biến, độ sắc nét chi tiết được đảm bảo, lượng sáng đều khắp diện tích, cản các loại ánh sáng hồng ngoại và khả kiến như nhau, màu sắc chính xác hơn, độ bền sử dụng cao. Các hãng Filter mình thấy được mọi người tin dùng:

Phân loại kính lọc (Filter) ống kính theo hình dạng

Filter hình tròn

image 281

Kính lọc hình tròn là loại phổ biến nhất hiện nay, gắn trực tiếp ở phía trước của ống kính hoặc qua ring chuyển bằng cách xoay vặn, rất gọn gàng.

Filter hình vuông

image 284

Đây là một lựa chọn phổ biến của các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh. Giá đỡ (Holder) bộ lọc được gắn trực tiếp trên ren bộ lọc ống kính và nó có thể giữ được nhiều bộ lọc cùng một lúc. Các kích thước phổ biến là 3×3 và 4×4. Chúng có thể xếp nhiều lớp chồng lên nhau trong một vài trường hợp nhất định.

Filter hình chữ nhật

image 285

Kính lọc hình chữ nhật là lựa chọn lý tưởng dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Nó được gắn thông qua giá đỡ (Holder) tương tự như bộ lọc ống kính máy ảnh hình vuông. Tuy nhiên, chúng có khả năng thay đổi vị trí lên hoặc xuống để phù hợp với tình huống chụp. Kích thước phổ biến là 4×6, ngoài ra cũng có các kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn để cho bạn lựa chọn. 

Filter drop-in

Đây là kính lọc thường được sử dụng phía sau ống kính hoặc các ngàm chuyển có khoang để filter. Các ống kính có kích thước lớn và nặng sẽ dùng loại kính lọc này.

Phân loại kính lọc (Filter) ống kính theo chức năng

Kính lọc bảo vệ ống kính (UV / Skylight)

image 289

Đây là loại kính lọc trong suốt chỉ có tác dụng bảo vệ thấu kính mặt trước ống kính, như: đề phòng va chạm rủi ro dễ tạo ra trầy xước ống kính, nứt vỡ, tích tụ bụi bẩn, cát mịn… bề mặt ống kính. Đây là phụ kiện rất cần thiết đối với những ai thường xuyên chụp phóng sự, sự kiện, đời sống hoang dã.

Kính lọc CPL (Circular Polarizing Filters)

image 290

CPL Filter có tên đầy đủ là Circular Polarizing Filter hoặc Polarising Filter, kính lọc này có chức năng ngăn ánh sáng phản xạ từ trên mặt phi kim loại, bao gồm mặt nước, kính. Thường thì Filter Polarizer giảm khoảng 2 khẩu. Chẳng hạn bạn chụp một cảnh đúng sáng với khẩu f/11 và tốc độ màn trập 1/125giây, thì khi gắn filter polarizer, vẫn giữ khẩu f/11 thì tốc độ màn trập sẽ là 1/30 giây.

image 291

Ứng dụng CPL

  • Chụp xuyên mặt nước, xuyên gương kính (kính xe hơi chẳng hạn), loại trừ được ánh sáng phản chiếu bề mặt.
  • Giúp bão hoà màu sắc đầy đặn hơn, loại trừ ánh sáng phản xạ.
  • Giúp kiểm soát được ánh sáng phản xạ tuỳ mức độ bằng cách xoay các mức trên kính lọc để chụp bề mặt sáng bóng, gương kính xe hơi bị ướt, phản chiếu thân xe…
  • Giúp chụp tốc độ màn trập chậm hơn khoảng 0.75 -2 khẩu khi cần thiết
  • Khi chụp ảnh phong cảnh, mây trời cuồn cuộn… hầu hết các tình huống khi gắn kính lọc phân cực (polariser) đều giúp cho ảnh ấn tượng hơn.
image 292

Các trường hợp hiệu quả khi chụp mặt nước soi bóng có tính chất phản chiếu hình ảnh màu sắc xung quanh, chụp bề mặt gương ở văn phòng ra ngoài cảnh vật có filter polar sẽ không bị soi bóng vào gương, chụp xuyên gương xe hơi, vật thể thuỷ tinh, … Cir Polarizer phổ biến hiện nay ngoài thị trường có hai vòng xoay, một vòng gắn cố định vào đầu ống kính, một vòng để bạn xoay đến cung nào tuỳ theo đối tượng chụp cho hiệu quả ưng ý nhất. Các trường hợp này, nhờ kính lọc polariser, bạn có thể kiểm soát được sự các bề mặt phản chiếu, giảm độ chói sáng.

Kính lọc ND (Neutral Density Filter)

image 294

ND Filter có tên đầy đủ là Neutral Density filter, kính lọc này dùng để giảm lượng ánh sáng vào cảm biến, rất cần thiết đối với người dùng quay phim với khẩu độ lớn hoặc chụp phơi sáng trong thời gian dài.

image 293

Kính lọc ND thường được dùng khi chụp ảnh phong cảnh, vùng nước chuyển động như biển, sông, thác… bạn chụp một khung hình có sự chênh lệch ánh sáng, gắn ND filter thì bạn giảm đi lượng sáng đi qua trong cùng thời lượng, như vậy bạn kéo dài được thời gian cửa trập máy ảnh mở, và hiệu ứng “phơi sáng” với thời gian dài được thực hiện. Chẳng hạn chụp ban ngày với thác nước đổ trở thành dải lụa mềm mại mà không bị hiện tượng overexposure ta hay gọi là “cháy sáng”, dòng sông với hiệu ứng đóng băng, hay hiệu ứng nước mềm mại phẳng mịn phủ qua những tảng đá rong rêu trước ngược sáng bình minh… chụp hiệu ứng động – tĩnh giữa ban ngày trong phố thị, chụp pháo hoa ban đêm… Rất nhiều ứng dụng thực hành nhiếp ảnh với kính lọc ND, thoả sức sáng tạo.

Kính lọc GND (Graduated Neutral Density Filter)

image 298

GND Filter có chức năng giống với ND Filter nhưng chia độ tối dần từ hai phần của thấu kính, được sử dụng khi khung ảnh có vùng ánh sáng mạnh (mặt trời bình mình/ hoàng hôn) và phần ánh sáng yếu (vùng đất hoặc cây cối). Bằng cách gắn GND vào mặt trước ống kính, cân bằng được độ tương phản cho khung ảnh có độ chênh sáng như vậy được hiệu quả hơn. Các loại kính lọc này cũng có nhiều mức độ khác nhau (stop – giảm khẩu) có độ chuyển từ vùng sáng đến vùng tối. Cũng như ND, loại này hiệu quả đặc biệt cho việc chụp ảnh phong cảnh có tiền cảnh tối và bầu trời sáng.

Kính lọc hiệu chỉnh màu/ nóng/ lạnh (Color/Warming/Cooling Filter)

image 299

Bộ lọc màu/ nóng/ lạnh thường dùng để thay đổi cân bằng trắng của máy ảnh. Có hai loại bộ lọc màu là hiệu chỉnh màu và trừ màu. Bộ lọc hiệu chỉnh màu được sử dụng để hấp thụ một màu trong khi để các màu khác đi qua, những bộ lọc này khá phổ biến cho chụp ảnh film và hiếm khi chúng được sử dụng trên máy ảnh kỹ thuật số.

Kính lọc chụp cận cảnh (Close-Up Filter)

Close-Up Filter là loại kính lọc có hiệu ứng phóng đại dùng như giải pháp thay thế ống kính macro để chụp cận cảnh các vật thể nhỏ. Dùng một kính lọc hoặc ghép nhiều kính lọc này lại với nhau để chụp với ống kính bình thường sẵn có. Tuy nhiên, các kính lọc này không thể có khả năng phóng đại như ống kính macro chuyên dụng, chất lượng hình ảnh cũng không thể tương đương, nó chỉ như kính lúp giúp phần nào chụp cận cảnh vật thể. Giải pháp “ít tiền” cho một nhu cầu ở mức hiệu quả nhất định.

Kính lọc có hiệu ứng đặc biệt (Special Effects Filter)

Special Effects Filter có thể tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị, tuy nhiên hầu hết trên các phần mềm hiện nay đều có thể dễ dàng tạo ra nên nó gần như không còn sử dụng nhiều. Kính lọc này có nhiều loại, phổ biến nhất là kính lọc tia sao, giúp tạo thêm sự lấp lánh của các nguồn sáng như đèn đường, đèn Noel, một điểm sáng và có thể cả mặt trời … tạo ra từ hai, bốn, tám tia sáng. Loại này ngày nay cũng ít thông dụng, vì có thể tạo tia sáng trong phần mềm hậu kỳ ảnh rất dễ dàng. Tia do kính lọc cũng ít tự nhiên, khác với tia sáng được chụp khi khép khẩu nhỏ (f/11 – f/22) của nguồn sáng đèn đêm là bằng cách khép khẩu chụp tốc độ cửa trập chậm tạo hiệu ứng ảnh rất tự nhiên, lượng tia tương ứng theo số lá khẩu.

Tổng quan chức năng các loại filter của ống kính

Các loại filterPhù HợpMục đích
Bộ lọc UV/ Clear/ HazeBất kỳBảo vệ kính ống kính, ngăn chặn tia UV
Bộ lọc phân cực (CPL)Bất kỳGiảm phản xạ, tăng tương phản và màu sắcKiểm soát hiệu ứng phân cực
Bộ lọc trung tính (Neutral Density Filter)Chụp phong cảnh, quay video, đèn flashGiảm tốc độ màn trậpTạo mờ chuyển động, tránh phơi sáng quá mức
Hard-Edge Graduated Neutral Density (GND) FilterChụp phong cảnhCân bằng độ phơi sáng và độ tương phản cao trong trường hợp đường chân trời bằng phẳng. GIảm lượng ánh sáng đi vào thấu kính
Soft-Edge Graduated Neutral Density (GND) FilterChụp phong cảnhCân bằng độ phơi sáng và độ tương phản cao trong trường hợp đường chân trời không bằng phẳng.Giúp chuyển đổi mượt mà hơn
Bộ lọc màu/ nóng/ lạnh (Color/Warming/Cooling Filter)Bất kỳHiệu chỉnh màu sắc giúp cân bằng sáng tốt hơnCó thể chặn một loại màu và cho phép các màu khcs đi qua
Bộ lọc cận cảnh (Close-Up Filter)Chụp MacroCho phép lấy nét gần chủ thể hơn

Xem thêm

Bài liên quan