Pluto vẫn chưa quay xong một vòng Mặt Trời từ lúc được phát hiện tới giờ

-

Sự thật là từ khi con người phát hiện ra Pluto (sao Diêm Vương) vào năm 1930, nó vẫn chưa quay xong một vòng quanh Mặt Trời trong khi Trái Đất đã quay hơn 70 lần rồi. Khoảng cách giữa Pluto và Mặt Trời nằm trong khoảng 4,4 – 7,4 tỷ km và nó cần tới 248 năm để bay hết một vòng quanh Mặt Trời. Đó là lý do suốt hơn 70 năm qua nó vẫn chưa thực hiện xong một vòng quỹ đạo.

Đặc điểm của Pluto

Pluto có kích thước khá nhỏ với đường kính chỉ có 2.376 km (của Trái Đất là ~12.700 km). Nó được cấu tạo chủ yếu bởi đá và băng. Tổng khối lượng bằng khoảng 1/6 Mặt Trăng của chúng ta. Nói về mặt trăng thì tính đến hiện tại người ta đã phát hiện ra tới 5 mặt trăng bay xung quanh Pluto gồm: Charon, Styx, Nix, Kerberos và Hydra. Trong đó mặt trăng Charon là bự nhất với đường kính lớn hơn phân nửa Pluto.

Pluto (sao Diêm Vương)
Pluto (sao Diêm Vương). Ảnh: Wikipedia

Vị trí của Pluto

Trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, Pluto được xem là một hành tinh lùn (Dwarf Planet) và nằm xa Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác. Con người chưa bao giờ bay nổi đến Pluto mà chỉ có tàu vũ trụ không người lái bay tới mà thôi. Đó là tàu New Horizons. Nó bay ngang qua Pluto lần đầu tiên vào ngày 14/7/2015 và cũng là tàu duy nhất của loài người bay được tới đó.

Ảnh mô tả Hệ Mặt Trời. Ảnh: scienceabc.com

Bài liên quan